Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương thành các vết loét. Nếu bệnh nhân ở giai đoạn mới phát hiện bị viêm loét dạ dày, quá trình chữa trị sẽ dễ dàng và khả năng điều trị hoàn toàn cao. Tuy nhiên nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, việc chữa trị căn bệnh này sẽ gặp nhiều khó khăn.
Dạ dày là cơ quan tối quan trọng trong hệ thống tiêu hóa. Chính vì vậy, chế độ ăn cho bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày cũng rất quan trọng và cần được quan tâm. Dưới đây chúng tôi xin trả lời câu hỏi của nhiêu người về bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày nên kiêng ăn gì?
Contents
Table of Contents
Người bị viêm loét dạ dày không nên ăn gì?
1. Đồ ăn cay nóng
Tuy đồ cay nóng không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, với những bệnh nhân đã có vết loét dạ dày, những thực phẩm này sẽ kích thích vết loét làm chúng trở nên tồi tệ hơn. Vì thế người bị viêm loét dạ dày nên kiêng đồ ăn thực phẩm hoặc gia vị có tính cay nồng như ớt, tiêu hay sa tế…
2.Caffeine
Caffeine cũng là một phần làm gia tăng sự sản xuất a – xit trong dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày. Khi đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày, để tình trạng dễ dàng được cải thiện thì bạn nên loại bỏ caffein ra khỏi danh sách đồ uống của mình.
3.Thức uống chứa cồn
Thực phẩm thứ 3 mà bệnh nhân viêm loét dạ dày nên kiêng ăn đó là chất cồn trong rượu, bia. Khi vào cơ thể, loại đồ uống này sẽ chuyển hóa thành 2 chất là acetaldehyd và acetate. Chúng là những chất gây hại cho gan và nhiều cơ quan khác của cơ thể.
Đối với dạ dày, rượu và bia sẽ kích thích phá hủy niêm mạc dạ dày, làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây xuất huyết tiêu hóa.
4. Thực phẩm chứa nhiều acid
Dạ dày là môi trường acid, độ PH của dạ dày ở khoảng 1,6 – 2,4. Khi nồng độ acid trong dạ dày tăng cao hơn mức này sẽ gây ra những tổn thương cho niêm mạc dạ dày. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày.
Những loại trái cây giàu vitamin C như trái cây họ cam, quýt, chanh… có thể khiến dạ dày của bạn khó chịu. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn một lượng vừa phảI.
5. Thực phẩm chế biến sẵn
Thịt xông khói hay xúc xích và một số các thực phẩm chế biến sẵn cũng là một trong số các tác nhân gây khiến dạ dày khó chịu. Đặc biệt là khi bạn đang ở trong tình trạng có các vết loét từ trước.
6. Chất béo
Chất béo một không phải là loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Do đó, nếu bạn hấp thu nhiều chất béo khi đang gặp vấn đề về viêm loét dạ dày, bạn sẽ đè thêm áp lực lên dạ dày.
Người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Bên cạnh những loại thực phẩm mà bệnh nhân viêm loét dạ dày nên kiêng ăn. Bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên người bệnh viêm loét dạ dày nên sử dụng thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn uống của mình.
1. Nhóm thực phẩm giúp trung hòa axit dạ dày và giảm tiết dịch vị
Axit dạ dày có thể gây ảnh hưởng không tốt đến các vết loét của dạ dày thì các thực phẩm làm giảm lượng axit có trong dạ dày là một lực chọn thực sự rất tốt.
Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm như mật ong hay bánh quy cũng có tác dụng giảm tiết dịch vị dạ dày trong trường hợp này. Rất phù hợp trong việc hỗ trợ điều tri tình trạng viêm loét dạ dày
2. Những thực phẩm có tác dụng bọc hút niêm mạc dạ dày
Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, axit, dich vị tiết ra nhiều thì các loại thực phẩm có tác dụng bọc hút niêm mạc sẽ rất cần thiết.
Những thực phẩm chứa tinh bột được xếp trong nhóm này bao gồm: các loại như bánh mì, khoai sắn hay gạo nếp…. Các thực phẩm này sẽ có tác dụng tráng, bao bọc và hút bớt các dịch tiết trong dạ dày, làm giảm ảnh hưởng lên niêm mạc dạ dày
3. Nhóm thực phẩm ít chất xơ
Đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, chất xơ không thực sự quá tốt. Những thực phẩm chữa nhiều chất sơ có thể khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, và dễ xây xát vào các vết loét, khiến chúng có thể trầm trọng hơn.
4. Thực phẩm giàu các loại Vitamin.
Bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày mãn tính rất dễ bị thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất do khả năng tiêu hóa kém.
Hãy bổ sung các loại rau củ có màu đỏ, vàng hay xanh đạm như cà rốt, bí đỏ, cải xanh… Đây là những thực phẩm giàu vitamin A,B,C,E,D, acid folic, canxi, magie, sắt, kẽm. Chúng sẽ góp phần nhanh chóng làm lành vết loét.
5. Nên ăn thức ăn mềm
Đây là một trong những lưu ý đối với chế độ ăn uống của bệnh nhân dạ dày. Sẽ tốt hơn nếu thức ăn được hầm, luộc, nghiền hoặc được nấu chín kỹ trong quá trình chế biến. Việc này sẽ giúp làm giảm sự kích thích dịch vị cũng như quá trình tiêu hóa của dạ dày.
Trên đây là một số lưu ý tham khảo của nhà thuốc dành cho chế độ ăn của bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày. Tuy nhiên với tùy từng thể trạng của bệnh nhân mà bạn cần xin lời khuyên chính xác từ bác sĩ. Dựa trên kinh nghiệm gia truyền hơn 40 năm, hiện nay Hợp tác xã có tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân gặp các vấn đề về dạ dày bằng Đông y. Các loại thảo dược của HTX được bào chế an toàn và 100% từ đại ngàn Ba Vì.
Xem thêm: Cẩm nang sống khỏe
_____________________________
Lời nhắn nhủ của chúng tôi gửi đến quý bạn,
“Sự tin tưởng, đồng hành của người bệnh, là nền tảng vững chắc để chúng tôi tiếp tục cống hiến, phát huy tinh hoa của bản người Dao, đem đến những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống, Sức khỏe là thứ vô giá nhất của con người, một khi đã bị mài mòn rồi rất khó để hồi phục nguyên vẹn.”
Xin hãy chăm sóc sức khỏe của bản thân!
HỢP TÁC XÃ THUỐC NAM HỌ LÝ BA VÌ
Nối nghiệp truyền thống cha ông, lưu giữ tinh hoa Ba Vì
Địa chỉ: Thôn Yên Sơn – xã Ba Vì – huyện Ba Vì – TP. Hà Nội
Hotline: 0365.770.551 – 0816.210.551
Facebook: Đông y gia truyền họ Lý Ba Vì
Youtube: Đông y gia truyền họ Lý Ba Vì