Giữ lửa nghề gia truyền ở làng nghề thuốc nam Yên Sơn – Ba Vì

Giữ lửa nghề gia truyền ở làng nghề thuốc nam Yên Sơn – Ba Vì

Thôn Yên Sơn là 1 trong 3 thôn được nhà nước công nhận làng nghề thuốc nam nổi tiếng, nơi đây cư trú chủ chủ yếu là đồng bào người Dao, nhóm Dao quần chẹt là 1 trong số 12 nhóm dao cư trú rộng dãi trên nhiều tỉnh thành của cả nước. dù đã hạ sơn nhiều năm những người Dao vẫn sống chủ yếu dựa vào rừng.

Để tồn tại được người Dao chưa bao giờ tách rừng, coi rừng là nơi trú ngụ đầu tiên và cuối cùng của một đời người, rừng không chỉ giúp người Dao tồn tại mà còn giúp người Dao khỏe mạnh bởi đó là một kho dược liệu khổng lồ, bằng sự khéo léo trong cuộc sống đầy gian khó người Dao đã hình thành nên các bài thuốc kết hợp với nhau tự chữa bệnh, bằng kinh nghiệm tự gia giảm các vị thuốc, nắm được công dụng của mỗi loại cây.

Chính thời gian đã thúc đẩy người Dao làm nghề bền bỉ hơn để đưa những tinh hoa quý giá ấy đến với cộng đồng. Có thể nhận ra điều đó khi đi một vòng quanh làng Yên Sơn thấy nhà nào cũng có vườn thuốc, vườn dược liệu xanh tốt bởi khí hậu dưới chân núi Ba Vì mát mẻ. làng nghề thuốc nam Yên Sơn

Núi Ba Vì là kho dược liệu quý của nước ta với 503 loài thuốc quý, càng về sau quá trình thu hái diễn ra một cách mạnh mẽ, và thương lái Trung Quốc tràn vào Việt Nam thu mua từ rễ, gốc, thân cành của nhiều loài thuốc quý, mà giá rẻ mạt. Nhưng lợi nhuận trước mắt nên dân mình thi nhau lên rừng đào thuốc bán, một thời gian sau cạn kiệt, nhiều loài cây có nguy cơ biến mất khỏi hệ sinh thái của rừng. Nhận ra điều đó nhiều gia đình đã quyết tâm nhân giống bảo tồn, lương y Lý Sinh Phúc từ nhỏ được bố giao cho vác quốc đi theo lên rừng đào cây thuốc quý .

Anh chia sẻ ” Ngày ấy đi đào từng cây giống một, có nhiều loại đi xa đào về trồng xuống mấy ngày mầm nhú lên xanh non mơn mởn, mình tưởng sống và lên khỏe mạnh nhưng được vài tháng sau tự nhiên mầm úa nát, tàn dần rồi chết mà không biết làm cách nào, lại vác cuốc đi tìm đào về trồng lần 2 vẫn chết, rồi đến lần 3 mới thành công là lúc ấy mình đã nhận ra rằng loại cây này không cần tưới quá nhiều nước đến thế”

Đến chính lương y Phúc chưa bao giờ có thể nghĩ rằng một ngày khu vườn mình có đến 300 loài cây thuốc, trong đó có hơn 100 loài thuốc quý như vậy, nghề thuốc vất vả nhưng bao năm khó nhọc lên rừng, rồi sau này đi khắp nhiều tỉnh tìm mua lại rồi “Kiến tha lâu cũng đầy tổ” mỗi ngày cần mẫn cuối cùng nhìn lại thành quả mình thấy rất vui vì chủ động được nguồn cây quý, và bây giờ đây là nơi để nhiều chuyên gia, sinh viên các trường y về nghiên cứu và đánh giá.

cây thuốc tại Yên Sơn Ba Vì

Những cây đã phát triển tốt được HTX chiết cành để nhân giống trồng mới.

Một ngày lao động hăng say của các thành viên HTX Thuốc Nam Họ Lý Ba Vì

Sau một quá trình học tập, làm việc về thuốc nam ở nhiều nơi, lương y Lý Sinh Phúc nhận ra rằng mô hình HTX rất phù hợp với cách hoạt dộng của người Dao ở thôn mình hiện nay, tập quán làm thuốc nam được truyền lại từ nhiều thế hệ.

Già thì hái thuốc quanh vườn nhà, trẻ thì leo cao lên tít núi Ba Vì mỗi lần đi vác về các bó dây dợ, cây thuốc, ở cơ sở lúc nào cũng 7 đến 8 nhân công trẻ lao động, và ai cũng hiểu cây thuốc, vị thuốc, nhiều người còn là đầu mối thu mua dược liệu quý cho các cơ sở đông y trên khắp cả nước, vì vậy việc quy tụ lại để hoạt động là rất hiệu quả.

Đội ngũ lao động tham gia xản xuất, làm việc tại HTX đều là những người trẻ, có hiểu biết về cây thuốc, bài thuốc vì được được truyền lại từ lớp trước nên hiệu quả lao động đạt chất lượng rất tốt.

Người ta thường ví làng Yên Sơn là ngôi làng có 1 – 0 – 2 cả nước khi cả làng đều chữa bệnh, đi bộ quanh làng  nếu để ý một chút có thể nhận ra nhà ai cũng có bàn bốc thuốc kê ngoài sân, người ngồi uống nước rôm rả.

Xung quanh, bên cạnh, thậm chí cả dưới chân mấy chục tải thuốc nam, sân phơi lúc nào cũng đầy ắp, bên cạnh là 1 tấm biển in quảng cáo lương y Lý Thị A hay Triệu thị B gì đó, cùng hàng dài cả thể loại bệnh nhà thuốc chữa được, cùng với trang phục truyền thống của người Dao, rồi hàng loạt bằng khen, giấy khen nếu có để người bệnh tin tưởng, nhiều gia đình tuổi đã cao thì bốc thuốc theo phương pháp gia truyền bởi hạn chế ở giấy phép, bằng cấp, chứng chỉ.

Còn lớp trẻ đi sau như anh em lương y  Lý Sinh Phúc, Lý Thị Nụ được học hành cao hơn tốt nghiệp cấp 3 rồi Trung cấp YHCT Tuệ Tĩnh chuẩn hóa lương y, rồi hàng loạt các chứng chỉ bằng cấp đào tạo khác nhau thì đầu tư mạnh và làm bài bản, quy mô hơn. Điều đó cũng dễ hiểu và cho thấy sự tích cực trong quá trình hội nhập và phát triển làng nghề trong tương lai.

Không chỉ riêng làng Yên Sơn chữa bệnh mà cả 2 thôn Hợp Sơn và Hợp Nhất cũng cư trú đông đảo người Dao và làm nghề chữa bệnh bằng thuốc Nam. Theo ông Lăng Văn Hà chủ tịch UBND Xã Ba Vì cũng là người Dao ở bản Yên Sơn thử nhẩm thống kê thì xã ông bây giờ có đến hơn 15 Hợp tác xã chưa kể các công ty.

Ngoài ra còn rất nhiều hộ gia đình cũng đều làm thuốc theo các mô hình khác nhau, và chính quyền xã cũng coi đó là thế mạnh để phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, giữ gìn nghề truyền thống qua đó giữ gìn bản sắc dân tộc, nên hầu hết những hội chợ nông nghiệp ở Hà Nội hay các tỉnh, hoặc có chương trình xúc tiến thương mại, lễ hội gì quanh Hà Nội là người Dao đều có mặt bên cạnh quầy thuốc nam đứng bán là các bà, các cô với quần áo dân tộc truyền thống đôi khi khiến du khách không khỏi tò mò.

  • Ngày mới của những thành viên của HTX Thuốc nam Ba Vì

Dù xã hội có thay đổi nhiều nhưng người Dao dù ở đâu vẫn giữ được trang phục truyền thống, và màu áo chàm ngày nay đã trở thành màu sắc rất quen thuộc, trở thành thương hiệu môi khi nhắc đến làng nghề thuốc nam thôn Yên Sơn.

Sống dưới chân núi Ba Vì người Dao đã biết tận dụng những lợi thế để phát triển cuộc sống, điều đó được tích lũy qua một quá trình dài mà cha ông đã tạo dựng, sự vất vả khó nhọc ngày xưa giờ được bù đắp cho cuộc sống mới tốt đẹp hơn, những người Dao làm thuốc nam không bao giờ quên các bậc tiền nhân đi trước đã góp công đặt nền mòng cho thứ nghề gia truyền này.

Trong thời điểm khó khăn suy thoái chung về kinh tế, nhiều làng nghề đã biến mất hoặc có nguy cơ mai một nhưng làng nghề thuốc nam Yên Sơn Ba Vì vẫn duy trì được tốc độ ổn định góp phần đóng góp lớn vào kinh tế địa phương, dựng xây bản làng phát triển mạnh mẽ, những xóm làng lăng lẽ núp dưới rừng già Ba Vì giờ thay bằng những ngôi nhà to đẹp, nhiều ngôi nhà như biệt thự lớn.

Nhà cao tầng, biệt thự ở làng Yên Sơn, Ba vì

Những ngôi làng men theo chân núi đã khoác tấm áo mới

HTX Thuốc nam họ Lý Ba Vì là đơn vị sở hữu gần 5ha diện tích trồng dược liệu và được hội y huyện Ba Vì chọn làm nơi để tổ chức đưa các đoàn chuyên gia, sinh viên các trường y về tham quan nghiên cứu. Chủ nhiệm HTX Lương y Lý Sinh Phúc và Phó CN Lương y Lý Thị Nụ rất vui mừng chào đón, sắp tới HTX sẽ còn mở rộng diện tích vườn thuốc, và đưa thêm nhiều cây thuốc quý về trồng để làm da dạng hơn chủng loại các thuốc quý hiếm tại đây. Là điểm sáng trong phong trào đông y của làng nghề nói riêng và của huyện nói chung.

Hiện tại HTX đã và đang khám và chữa bệnh bằng đông với nhiều chứng bệnh khác nhau, với nguồn thảo dược hoàn toàn từ tự nhiên không sao tẩm bất cứ hóa chất, chất bảo quản làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng . Qúy vị có nhu cầu tư vấn, khám và bốc thuốc hãy gọi cho nhà thuốc, bạn sẽ được tư vấn và thăm khám tận tình. Hoặc liên hệ theo địa chỉ sau :

HTX THUỐC NAM HỌ LÝ BA VÌ 

Lương y: Lý Sinh Phúc chủ nhiệm HTX

Lương y Lý Thị Nụ: Phó CN HTX 

Địa chỉ : Thôn Yên Sơn – Ba Vì – Thành Phố Hà Nội 

Điện thoại: 0365.770.551 – 0816.210.551

Website: thuocnamholybavi.vn

Facebook: Đông y gia truyền họ Lý Ba Vì

Youtube: Đông y gia truyền họ Lý Ba Vì

 

Phóng sự thực tế ghi lại vẻ đẹp về con người và vùng đất Ba Vì do HTX Thuốc Nam họ Lý thực hiện,

Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức . Mọi thông tin đóng góp xin liên hệ Email: htxthuocnamholybavi@gmail.com

Xin trân trọng cảm ơn ! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.