Ngày nay đường xá đi lại thuận tiện, để đến ngôi làng xanh ngắt màu thảo dược dưới chân núi Ba Vì hết sức đơn giản, xe chúng tôi băng băng trên cao tốc Láng Hòa Lạc chừng 60km rồi đến ngã 3 Tản Lĩnh rẽ trái theo hướng đi di tích Đá Chông chừng 7km, tấm biển Làng nghề thuốc Nam truyền thống thôn Yên Sơn xã Ba Vì đặt ngay bên đường, hướng theo mũi tên đi thẳng vào đường mới của làng rộng thênh thang.
Đường làng Yên Sơn lúc nào cũng sạch sẽ bởi người Dao ý thức rất cao trong việc giữ gìn nếp sống bản làng.
Đặt chân đến làng nghề thuốc nam Yên Sơn, Ba Vì bạn sẽ cảm thấy như lạc vào một cuộc sống khác, bỏ lại sau ồn ã của phố thị, rời khỏi cảnh xe cộ ầm ĩ và tấp nập bên ngoài đường quốc lộ, làng Yên Sơn nằm bình yên dưới chân núi Ba Vì bao quanh bởi cây cối xanh rì, chủ yếu là các vườn thảo dược của hơn 98% đồng bào dân tộc Dao quần chẹt. Tại đây được lưu giữa nuôi trồng biết bao nhiêu loại thảo dược quý hiếm có rất nhiều loại đã không còn xuất hiện trong tự nhiên nữa.
Được sự giới thiệu của trưởng bản Lý Văn Phủ chúng tôi ghé thăm vườn thuốc của lương y Lý Sinh Phúc – chủ nhiệm HTX thuốc nam họ Lý Ba Vì, một trong những vườn thảo dược nổi tiếng nhất làng Yên Sơn để cùng tìm hiểu về quá trình chăm sóc và thu hái thảo dược tại đây. Khi chúng tôi ghé thăm cơ sở thì lương y Lý Sinh Phúc và lương y Lý Thị Nụ là em gái cũng là Phó chủ nhiệm HTX thuốc Nam họ Lý Ba Vì đang tất bật bốc thuốc cho bệnh nhân.
Bốc hết những thang thuốc buổi sáng, nhân viên HTX sẽ ra bưu điện gửi đi khắp nơi cho bệnh nhân, sau đó chúng tôi mới có dịp trao đổi cùng lương y. Lương y Lý Sinh Phúc vừa đùa vừa thật: “Đi. Tôi sẽ dẫn các anh lên rừng. Làm thuốc, nghiên cứu về thuốc mà ngồi nhà là hỏng, phải có kiến thức thực tế để cùng trao đổi chứ.”
Rời khỏi bàn thuốc Nam, 2 lương y lại mặc trang phục dân tộc Dao rồi dẫn chúng tôi tham quan vườn thảo dược cách nhà khoảng 500m, nằm sát dưới chân núi.
Xây dựng một hệ sinh thái như rừng già để những loài cây thuốc phát triển ở điều kiện tốt nhất.
Quả nhiên đúng như lời lương y Phúc nói sẽ dẫn chúng tôi vào rừng, dù có sự quy hoạch chăm sóc liên tục của những bàn tay các thành viên HTX nhưng sự phát triển mạnh của cây cối thời điểm mùa hè tốt tươi khiến nơi này chẳng khác nào một khu rừng nhỏ, mà đó cũng là điều cần thiết cho thảo dược phát triển.
Chia sẻ với chúng tôi, lương y Lý Sinh Phúc cho biết: “Để có được khu vườn rộng gần 5ha toàn cây thuốc này chúng tôi đã phải vất vả từ đời bố đến đời các con tiếp quản chăm sóc, khi nhận ra quá trình thu hái quá mức dẫn đến cạn kiệt thảo dược, leo mấy cánh rừng mà tỷ lệ tìm được chẳng là bao thì lúc ấy chúng tôi mới nảy ra ý định mang về trồng để bảo tồn, nhân giống, như đã thấy thì khu vườn bây giờ có đến cả trăm loại thảo dược quý, quan trọng phải kể đến một số loại như: Trà hoa vàng núi Ba Vì, Bách Hộ, Bạch Hoa Xà, Bồ Công Anh, Địa Hoàng,… Và rất nhiều các loại thuốc quý khác.
Cây vọng cách lên xanh tốt có tác dụng thông tiểu tiện và giúp tăng cường hệ tiêu hóa, tăng cường chức năng gan và bảo vệ gan, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, điều trị phong tê thấp, lợi sữa cho phụ nữ sau khi sinh, điều trị huyết áp thấp do có khả năng làm tăng huyết áp, điều trị bướu giáp Basedo.
Thài lài tía là cây có vị ngọt, tính mát, có độc, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, lợi niệu. Thân và lá cây chứ oxelate calium. Lá và hoa chứa tricaffeoyl cyaniding 3,7,3’-triglocoside. Dùng trị ho thổ huyết, hầu họng sưng đau, mắt sưng đỏ, ung độc, bỏng, rắn độc cắn, sỏi niệu đạo, viêm họng, phong nhiệt đau đầu.
Một khu vườn rợp bóng cây thuốc với đủ loại thuốc quý hiếm, được trồng từ nhiều nơi. Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nơi đây một khí hậu vô cùng trong lành, chính vì thế mà những cây thuốc nơi đây xanh rì như mọc dưới những cánh rừng già. Vườn thuốc được gia đình xây dựng với nhiều tầng cây che phủ, lớp lớp theo nhau để tạo độ ẩm cần thiết và che bóng mát cho những loại cây thuốc với đặc thù sống ưa bóng râm.
Sau cuộc vận động hạ sơn của Nhà nước năm 1968 và cho quyết định thành lập vườn Quốc gia Ba Vì năm 1990 toàn bộ người Dao đang sống rải rác trên núi dần định cư quanh chân núi Ba Vì vẫn giữ nghề làm thuốc, rồi chuyển sang bảo tồn, nuôi trồng nhiều loại thảo dược quý hiếm, đến nay những bài thuốc quý giá của tổ tiên vẫn được giữ gìn, lưu truyền và cứu giúp nhiều người.
Để quy tụ một vườn thuốc Nam quý hiếm như thế này không phải là điều dễ dàng. Theo như lương y Lý Sinh Phúc chia sẻ, khu vườn này là tâm huyết cả đời ông, ông đã đi đầu thành công trong việc nhân rộng mô hình bảo tồn cây thuốc tại địa phương, chính vì điều đó năm 2014 Bí thư thành ủy Hà Nội khi đó là đồng chí Hoàng Trung Hải đã lên tận cơ sở để động viên, ủng hộ mô hình của ông.
Năm tháng dần trôi rừng Ba Vì ngày càng vơi đi dưới những tác động của con người, những loài thuốc quý có nguy cơ cạn kiệt, cùng với chính sách bảo vệ của nhà nước, người Dao đã không còn lên cốt 600 để lấy thuốc.
Bắt đầu từ đó lương y Lý Sinh Phúc cùng gái Lương y Lý Thị Nụ đã dành trọn tâm huyết trên 4ha đất vườn rừng để trồng lưu giữ bảo tồn loài thuốc quý, đi đầu trong phong trào thanh niên nhiệt huyết giữ lửa nghề của cha ông, bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa bản địa. Đó là yếu tố tiên quyết và là định hướng lâu dài cho sự phát triển của hợp tác xã sau này.
P/s: Lương Y Lý Sinh Phúc chủ nhiệm HTX thuốc Nam họ Lý Ba Vì và em gái mình lương y Lý Thị Nụ phó chủ nhiệm HTX là những người chữa bệnh bằng đông y rất giỏi, được đông đảo bệnh nhân trong và ngoài nước tin tưởng. Hành trình mang khát khao và đam mê với thảo dược quê hương đã thúc đẩy 2 anh em đi theo một con đường mới để phát triển va hội nhập sâu rộng hơn, đưa thuốc Nam Ba Vì đến mọi nhà, mọi người, đủ thành phần lứa tuổi.
Nếu quý vị có nhu cầu khám và tư vấn đừng ngại gọi cho chúng tôi theo địa chỉ sau :
Phóng sự thực tế ghi lại vẻ đẹp về con người và vùng đất Ba Vì do HTX Thuốc Nam họ Lý thực hiện,
Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức . Mọi thông tin đóng góp xin liên hệ Email: htxthuocnamholybavi@gmail.com
Xin trân trọng cảm ơn !