Nhiễm vi khuẩn HP có gây ung thư dạ dày không?

vi khuẩn HP chuyển ung thư dạ dày

“Nhiễm vi khuẩn HP có gây ung thư dạ dày không?” là một câu hỏi được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Nhiều bệnh nhân đi khám và được chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) đã rất lo lắng. Bở nhiều thông tin cho biết nhiễm vi khuẩn H.P chính là một nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Vậy sự thật là gì, liệu nhiễm vi khuẩn HP thì bạn sẽ mắc ung thư dạ dày?

Contents

Hơn 80% những người bị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày không có biểu hiện

Vi khuẩn Helicobacter pylori thường được gọi tắt là vi khuẩn HP, đây là một loại vi khuẩn hình que, chúng sống trong môi trường có không khí, có một túm lông ở một đầu giúp chúng chuyển động.

Thực tế ghi nhận, trên 80% những người bị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Nhưng chính nó lại là nguyên nhân gây loét dạ dày, hành tá tràng và ung thư dạ dày.

Theo thống kê, trên 50% dân số trên thế giới nhiễm vi khuẩn HP. Ở một số nước phát triển như Mỹ, Úc…thì tỉ lệ nhiễm loại vi khuẩn này thấp hơn (ở khoảng 20 – 40%). Còn đối với  các nước đang phát triển thì tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP cao hơn hẳn. Bên cạnh đó, khả năng nhiễm vi khuẩn HP cũng tăng dần theo độ tuổi, chẳng hạn như ở độ tuổi từ 40 – 50 có gần 80% người Việt nhiễm vi khuẩn HP.

Ung thư dạ dày a 1

Trên 50% dân số thế giới có nhiễm vi khuẩn H.P.

Cách lây truyền và tái nhiễm của vi khuẩn HP

Trên thực tế, việc tại sao lại nhiễm HP thực sự chưa rõ ràng. Nhưng loại vi khuẩn HP này được tìm thấy trong nước bọt, phân của người,… do vậy chúng ta có thể biết được con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP, đó là từ con đường trực tiếp qua miệng – miệng ở những thành viên trong gia đình hoặc lây truyền qua phân, một vài trường hợp do thức ăn hoặc nước uống đã bị nhiễm bẩn.

Theo một nghiên cứu từ năm 2005 tại nước ta thì tỉ lệ tái nhiễm vi khuẩn HP là rất cao.

  • Trung bình thường là 11 tháng sau khi diệt thì tỉ lệ vi khuẩn HP sẽ lại tái xuất hiện trong dạ dày là khoảng 23,5%, trong đó tái nhiễm là 9,7% – tình trạng đã khỏi hoàn toàn sau đó lại nhiễm mới).
  • Tỉ lệ tái phát là khoảng 13,8% – tình trạng giảm lượng vi khuẩn HP trong dạ dày.
VI KHUẨN HP A 2

Kháng nhiều loại kháng sinh khiến việc điều trị diệt HP trở nên khó khăn.

Sự kháng Kháng sinh của vi khuẩn HP

Trước đây, Vi khuẩn HP vốn rất nhạy cảm với thuốc kháng sinh nên dễ tiêu diệt vào những năm 1990 đến năm 2000 tỉ lệ diệt thành công loại vi khuẩn này rất cao, lên đến 90% thậm chí là trên 95% chỉ trong khoảng 7 ngày điều trị.

Nhưng tính riêng các trường hợp nhiễm vi khuẩn HP tại Việt Nam hiện nay thì tỉ lệ kháng thuốc kháng sinh của chúng rất cao. Với tỉ lệ:

  • Amocixillin khoảng 24,9%
  • Clarithromycin 34,1%
  • Metronidazole 69,4%
  • Levofloxacin 27,9%
  • Tetraxycline 17,9%
  • Ngoài ra còn kháng nhiều loại khác, trung bình là 47,4%

Chính lý do đó khiến việc diệt vi khuẩn HP ngày càng trở nên khó khăn. Do vậy, để ngăn tình trạng này xảy ra thì bạn chỉ nên diệt HP khi cần thiết.

Vi khuẩn HP có thể gây bệnh gì?

Như đã nói ở trên, có trên 80 % người nhiễm vi khuẩn HP không hề có bất cứ triệu chứng cũng như biến chứng gì. Nhưng nếu trong suốt cuộc đời của một người nhiễm loại vi khuẩn này mà không điều trị thì sẽ có tỉ lệ loét dạ dày tá tràng là 10 – 20%, khả năng mắc ung thư dạ dày là 1 -2%.

Cụ thể các bệnh bắt nguồn từ vi khuẩn HP như sau:

Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày: Một số biểu hiện lâm sàng của bệnh này như: đầy bụng, buồn nôn, chán ăn. Khi đến bệnh viện chuẩn đoán, bệnh nhân thường bị viêm niêm mạc một phần hoặc toàn bộ phần niêm mạc dạ dày. Một số trường hợp có thể tự khỏi, nhưng một số khác có thể chuyển sang viêm niêm mạc dạ dày mãn tính.

– Viêm mạn tính niêm mạc dạ dày: Sau giai đoạn viêm cấp tính (có triệu chứng hoặc trường hợp không có triệu chứng), về lâu dài sẽ gây ra viêm mãn tính.

Khi bị viêm mãn tính sẽ có thể theo một trong hai khả năng sau:

  • Viêm, teo chủ yếu tại vùng hang vị dạ dày: bệnh nhân này thường bài tiết axit ở dạ dày bình thường hoặc tăng, từ đó gây lên loét hành tá tràng.
  • Viêm teo từ hang vị dạ dày lan lên thân vị, nếu bệnh nhân bị viêm nặng còn có thể viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn tới giảm tiết axit của dạ dày và gây ra loét dạ dày cũng như ung thư dạ dày.

 Loét dạ dày -tá tràng: Bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm loét dạ dày khi ổ loét có kích thước từ 0,5 cm trở lên. Độ tuổi thường gặp nhất là người trên 40 tuổi. Các trường hợp vị trí loét thường ở bờ cong nhỏ hoặc vùng nối giữa thân và hang vị dạ dày.

  • Loét tá tràng thường hay bắt gặp ở độ tuổi từ 20-50 tuổi bệnh nhân thường bị ở phần đầu tá tràng (hay còn gọi là hành tá tràng). Loét dạ dày tá tràng có thể gây chảy máu và tái phát nhiều lần.
vi khuẩn HP

Điều trị diệt HP giúp ngăn ngừa được loét dạ dày- tá tràng tái phát và chảy máu tái phát

– Ung thư dạ dày: Vi khuẩn HP hoạt động sẽ khiến niêm mạc dạ dày vị viêm mạn tính từ đó dần làm giảm cũng như mất các tuyến bình thường của dạ dày, thay vào đó là tổ chức xơ hay còn gọi là tình trạng viêm teo, niêm mạc bình thường sẽ được thay thế bằng biểu mô niêm mạc ruột (tên gọi khác chính là dị sản ruột).

Có khoảng 50% số trường hợp nhiễm HP bị tình trạng trên, và cũng chính chúng dẫn tới căn bệnh ung thư dạ dạy.Vì vậy, khi điều trị diệt vi khuẩn H.P làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày nhưng sẽ không làm mất hoàn toàn nguy cơ ung thư dạ dày .

Chính vì vậy nếu một người nhiễm HP xuất hiện tình trạng viêm teo hay dị sản ruột dù đã diệt HP thì khả năng mắc ung thư dạ dày là vẫn có thể xảy ra và thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai gặp tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột có gây ra ung thư dạ dày hay không còn phụ thuộc vào tình trạng viêm nhiều hay ít, thể trạng bệnh nhân và độc lực của vi khuẩn.

– U lympho B lớp niêm mạc dạ dày (MALT): Nhiễm HP cũng là một trong những yếu tố có thể gây ra căn bệnh ung thư lympho bào B ở biểu mô niêm mạc dạ dày. Dù vậy, khoảng 60- 80% ung thư loại này sẽ thoái triển và khỏi hoàn toàn sau diệt H.P.

– Chứng khó tiêu chức năng (functional dyspepsia): Là một bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra với biểu hiện: đau vùng thượng vị, có thể có nóng rát vùng thượng vị, ăn nhanh no, đầy bụng vùng thượng vị sau khi ăn làm cho bệnh nhân có cảm giác nặng bụng hoặc ấm ách sau ăn, các triệu chứng này giảm đi sau khi ăn khoảng 30 phút đến 2 giờ. Trong một số bệnh nhân bị chứng khó tiêu chức năng mà có nhiễm vi khuẩn H.P, các triệu chứng có thể giảm sau khi diệt H.P, tuy nhiên tỉ lệ giảm triệu chứng này không cao.

 Một số bệnh ngoài đường tiêu hóa: Nhiễm vi khuẩn H.P cũng làm tăng xuất hiện một bệnh như: giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân, bệnh lý mạch vành, đau nửa đầu…

Vậy, câu hỏi nhiều người băn khoăn rằng vi khuẩn H.P gây bệnh như vậy và có lợi cho con người không? Theo nghiên cứu, vi khuẩn H.P cũng cho thấy có một vai trò nào đó trong cuộc sống bình thường của con người. Người ta thấy rằng khi điều trị diệt trừ H.P làm tăng nồng độ hormon Grehnin, đây là một hormon gây thèm ăn và ăn ngon miệng, vì vậy có thể dễ làm tăng cân và béo phì. Ngoài ra trong một số nghiên cứu thấy có tăng tỉ lệ bị bệnh nhân đái tháo đường, hen phế quản, bị viêm ruột (bao gồm bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng chảy máu) ở người không có nhiễm vi khuẩn H.P.

Xem thêm: Các bệnh nhân đã chiến thắng ung thư của nhà thuốc


Lời nhắn nhủ của chúng tôi gửi đến quý bạn,

“Sự tin tưởng, đồng hành của người bệnh, là nền tảng vững chắc để chúng tôi tiếp tục cống hiến, phát huy tinh hoa của bản người Dao, đem đến những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống, Sức khỏe là thứ vô giá nhất của con người, một khi đã bị mài mòn rồi rất khó để hồi phục nguyên vẹn.”

Xin hãy chăm sóc sức khỏe của bản thân!

THUỐC NAM GIA TRUYỀN HỌ LÝ BA VÌ

Nối nghiệp truyền thống cha ông, lưu giữ tinh hoa Ba Vì

Địa chỉ: Thôn Yên Sơn – xã Ba Vì – huyện Ba Vì – TP. Hà Nội

Hotline: 0365.770.551 – 0816.210.551

Facebook: Đông y gia truyền họ Lý Ba Vì

Youtube: Đông y gia truyền họ Lý Ba Vì

One thought on “Nhiễm vi khuẩn HP có gây ung thư dạ dày không?

  1. Pingback: Dạ Dày Mộc Yên Sơn có tốt không: Công dụng và Hiệu quả - THUỐC NAM HỌ LÝ BA VÌ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.