Rối loạn tiêu hóa và cách điều trị

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến khi người bệnh ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh, do bị nhiễm lạnh hoặc cơ quan nội tạng bị suy yếu. Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa là: đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, buồn nôn và mệt mỏi.

Contents

1. Rối loạn tiêu hóa là gì?

Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa là: đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, buồn nôn và mệt mỏi.

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường, đôi khi, rối loạn tiêu hóa có thể là bệnh lý hoặc không.Tình trạng bệnh lý có thể xảy ra ngay cơ quan tiêu hóa hoặc xảy ra ở ngoài đường tiêu hóa. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và triệu chứng nặng nhẹ thường không giống nhau.

2. Xử lí khi bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân gây ra nên người bệnh sẽ mắc các triệu chứng và mức độ khác nhau. Do đó, trẻ em đang độ tuôi bú mẹ, trẻ bị còi xương hoặc các bé mới ăn dặm khi gặp triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, nôn ói thì cần đến bệnh viện để được thăm khám ngay.

Nên đưa trẻ bị rối loạn tiêu hóa đến bệnh viện để được thăm khám.

Những trường hợp rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nên đưa đến bệnh viện nhi để được kê đơn đúng theo liều lượng, tránh tự ý mua thuốc uống làm mất đi những lợi khuẩn trong đường ruột non yếu của trẻ.

Khi có những triệu chứng như đau bụng, tiêu hóa bất thường thì nên điều trị gấp tránh những biến chứng như viêm ruột thừa, ngộ độc thực phẩm, thủng dạ dày…

3. Một số bài thuốc dân gian

Bài 1: chữa rối loạn tiêu hóa bằng Riềng

Chủ trị đau bụng lâm râm, kéo dài, sôi bụng, đầy bụng, phân loãng, ăn kém, chậm tiêu (đau bụng do tì vị hư).

Riềng (sấy khô, tán bột) 40 phần, phòng đẳng 30 phần, củ mài 20 phần, gừng khô 10 phần.

Tất cả sao giòn, tán bột, rây mịn, dùng nước đường làm viên, bột củ mài bao ngoài, sấy khô. Mỗi lần uống 4-6 gam. Ngày uống 3 lần vào lúc đau bụng hoặc sau bữa ăn.

Bài 2: kết hợp tỏi + bồ kết để chữa đầy hơi chướng bụng ro rối loạn tiêu hóa

Chữa đầy hơi, chướng bụng do rối loạn tiêu hóa

Tỏi 2 củ, bồ kết 3 quả, xà phòng bằng hạt ngô.

Tỏi nướng giã nát đắp vào rốn, bồ kết đốt tồn tính, trộn với xà phòng, nhét vào hậu môn, ngày làm 1-2 lần.

Tỏi có công dụng chữa rối loạn tiêu hóa

Bài 3: Chữa rối loạn tiêu hóa bằng lá khổ sâm

Chữa đầy hơi, chướng bụng do rối loạn tiêu hóa

Lá khổ sâm tươi 20 ngọn, muối ăn 10 hạt.

Nhai lá khổ sâm với muối thật kỹ, rồi nuốt cả nước lẫn lá, sau 30 phút thấy dễ chịu.

Chữa lỏng lỵ do rối loạn tiêu hóa

Bột lá khổ sâm 5 gam, bột nụ sim 2 gam, bột búp ổi 1 gam.

Các loại lá sao vàng, tán bột, trộn đều, uống ngày 2 lần, (mỗi lần 10 gam với nước sắc gạo nếp rang 20gam và củ sắn dây 20gam).

Ngoài ra, có thể kết hợp cùng các bài cháo thuốc sau để việc chữa trị được nhanh chóng, hiệu quả:

Bài 4: Chữa rối loạn tiêu hóa bằng củ mài

Củ mài được thu hoạch vào mùa đông hoặc đầu xuân, lúc cây tàn lụi chỉ còn lại những chùm quả khô, củ đào về, cắt bỏ gốc thân, rửa sạch đất rồi đồ hoặc ủ cho mềm, thái lát, sấy khô dùng sống. Nếu dùng chín thì đem sao nhỏ lửa cho đến khi dược liệu có màu vàng đều. Cần chế biến ngay, không để tươi lâu quá 3 ngày, củ sẽ bị hỏng thối.

Củ mài cho vị thuốc hoài sơn.

Trong y học cổ truyền, củ mài đã chế biến có tên thuốc là hoài sơn. Hoài sơn vị ngọt, tính bình, không độc, là thuốc bổ có tác dụng dưỡng vị sinh tân, ích phế bổ thận, chỉ khát chữa tỳ vị suy nhược, nóng sốt khát nước, mồ hôi trộm, đi tiểu nhiều, ăn khó tiêu, đau dạ dày, viêm ruột , đái tháo đường… Dạng dùng thông thường là thuốc sắc hay thuốc bột với liều 20-30g/ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp một số vị thuốc khác:

Thuốc kiện tỳ, trị tiêu hóa kém: hoài sơn (sao) 60g, phục linh, bạch biển đậu (sao), sơn tra, mạch nha, thần khúc, đương quy, mỗi vị 45g; bạch truật (sao), trần bì, sử quân tử, mỗi vị 20g; hoàng liên, cam thảo, mỗi vị 10g. Tất cả tán bột, rây mịn, trộn với mật hoàn viên. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3-5g.

Thuốc trị rối loạn tiêu hóa,  tiêu chảy mạn tính: hoài sơn 100g, củ súng, hạt sen, ý dĩ, mỗi vị 50g. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 10-15g.

Thuốc chữa suy dinh dưỡng, trẻ em tiêu hóa kém, đại tiện lỏng: hoài sơn, ý dĩ, mạch nha, mỗi vị 100g, đảng sâm hoặc sâm bố chính, bạch truật, mỗi vị 50g; hạt cau, vỏ quít, mỗi vị 25g. Tất cả sao vàng, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 10-15g.

 Bài 5: Các loại cháo tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa

Cháo rau sam

Rau sam nhuận tràng, trị rối loạn tiêu hóa

Rau sam 90g, búp ổi non 20g, quả hồng xiêm non 10g, gạo 30g, bột gia vị vừa đủ.

Tất cả cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước, bỏ bã. Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho bột gia vị. Ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Ăn liền 2-3 ngày.

Cháo cà rốt, ô mai

Cà rốt 50g, ô mai mơ 5 quả, gạo 50g.

Mài cà rốt thành bột, ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ, gạo rang vàng xay thành bột. Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày.

Cháo gừng

Gạo trắng 50g, gừng tươi 50g. Gạo nấu cháo chín cho gừng vào. Ăn nóng trong ngày.

Trên đây là một số các phương pháp dân gian giúp điều trị tích cực chứng rối loạn tiêu hóa để quý vị tham khảo. Hi vọng quý vị có thể áp dụng để có được một sức khỏe tốt nhất !

Xem thêm: Cẩm nang sống khỏe

_____________________________

Lời nhắn nhủ của chúng tôi gửi đến quý bạn,

“Sự tin tưởng, đồng hành của người bệnh, là nền tảng vững chắc để chúng tôi tiếp tục cống hiến, phát huy tinh hoa của bản người Dao, đem đến những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống, Sức khỏe là thứ vô giá nhất của con người, một khi đã bị mài mòn rồi rất khó để hồi phục nguyên vẹn.”

Xin hãy chăm sóc sức khỏe của bản thân!

HỢP TÁC XÃ THUỐC NAM HỌ LÝ BA VÌ

Nối nghiệp truyền thống cha ông, lưu giữ tinh hoa Ba Vì

Địa chỉ: Thôn Yên Sơn – xã Ba Vì – huyện Ba Vì – TP. Hà Nội

Hotline: 0365.770.551 – 0816.210.551

Facebook: Đông y gia truyền họ Lý Ba Vì

Youtube: Đông y gia truyền họ Lý Ba Vì

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.