Ung thư nội mạc tử cung là bệnh lý phổ biến ở nữ giới có độ tuổi từ 50 trở lên. Nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được biết rõ, nhưng các yếu tố nguy cơ bao gồm thừa cân, tiểu đường, sử dụng liệu pháp hormone thay thế, và tiền sử gia đình có ung thư tử cung hoặc các bệnh lý liên quan. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể giúp cải thiện tỷ lệ sống sót và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Contents
Table of Contents
Ung thư nội mạc tử cung có dấu hiệu như thế nào?
Ung thư nội mạc tử cung là loại ung thư phổ biến ở nữ giới, đặc biệt thường gặp ở độ tuổi từ 45 đến 57. Mặc dù bệnh có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán ở khoảng tuổi 60. Gần đây ung thư nội mạc tử cung ngày càng được trẻ hoá và tỉ lệ bệnh cũng gia tăng đáng kể.
Những dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung bao gồm:
Xuất huyết âm đạo bất thường: Đây là triệu chứng phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu có kinh nguyệt quá nhiều, kéo dài hay ra máu bất thường không phải trong kỳ kinh nguyệt.
- Khí hư bất thường: Dịch âm đạo là bình thường, nhưng nếu dịch ra nhiều hoặc có màu sắc lạ, có thể là dấu hiệu của ung thư.
- Đau vùng chậu kéo dài: Cảm giác đau hoặc chuột rút ở vùng chậu có thể xảy ra khi khối u phát triển lớn.
- Thay đổi thói quen đại tiện, tiểu tiện: Khối u có thể chèn ép bàng quang, gây khó khăn trong tiểu tiện, tiểu buốt, hoặc có máu trong nước tiểu.
- Sút cân đột ngột không rõ nguyên nhân: Sút cân không rõ nguyên nhân cùng với các triệu chứng phụ khoa khác có thể là dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung.
2. Những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư nội mạc tử cung
Một vài nguyên nhân phổ biến của bệnh ung thư nội mạc tử cung là:
Mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt là sự gia tăng estrogen, có thể dẫn đến tích mỡ và tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung
- Rối loạn kinh nguyệt, như kinh nguyệt sớm hoặc muộn, có thể là yếu tố khởi phát bệnh.
- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, như ăn nhiều dầu mỡ và chất béo xấu, có thể làm tăng nguy cơ ung thư do làm tăng lượng estrogen trong cơ thể, dẫn đến tăng sinh nội mạc tử cung.
- Nguy cơ ung thư nội mạc tử cung cũng cao hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao, vì tình trạng này có thể làm tăng nồng độ estrogen và dẫn đến các vấn đề liên quan đến buồng trứng hoặc nội mạc tử cung.
- Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng; nếu có người thân trong gia đình bị ung thư cổ tử cung, nguy cơ của bạn cũng tăng cao.
Vì vậy, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất cần thiết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các phương pháp chuẩn đoán ung thư nội mạc tử cung.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp chuẩn đoán dành cho người bệnh ung thư, tuy nhiên đối với ung thư nội mạc tử cung thì sẽ có một số phương pháp phổ biến sau:
- Xét nghiệm Pap Smear: Xét nghiệm này lấy tế bào từ niêm mạc tử cung để kiểm tra tế bào bất thường dưới kính hiển vi.
- Soi tử cung: Phương pháp này giúp phát hiện sớm tình trạng ung thư bằng cách sử dụng máy soi với độ phóng đại cao.
- Sinh thiết tử cung: Đây là phương pháp chính xác nhất, trong đó bác sĩ lấy mẫu mô từ tử cung để kiểm tra tế bào ác tính dưới kính hiển vi.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Hotline: 0358 828 604 – 0943.227.581