Tại Việt Nam, ung thư thực quản nằm trong 10 loại ung thư hay gặp nhất. Đối với ung thư đường tiêu hóa, ung thư thực quản chỉ đứng sau ung thư đại tràng và ung thư dạ dày.
Contents
Table of Contents
Ung thư thực quản là gì?
Ung thư thực quản là căn bệnh mà có sự xuất hiện các khối u ác tính từ các tế bào biểu mô của thực quản làm cho các tế bào này không còn phân chia một cách bình thường, tạo nên các khối u.
Đây là căn bệnh ung thư có tiên lượng xấu, thường rất khó phát hiện trong những giai đoạn đầu, thường đến khi bệnh đã tiến triến người bệnh mới có thể phát hiện và điều trị.
Ai có nguy cơ mắc ung thư thực quản?
Ung thư thực quản thực chất là loại bệnh khá thường gặp, nguy cơ mắc cũng gia tăng theo độ tuổi. Thường gặp ở những người qua tuổi tứ tuần, và đặc biệt là nam giới có tỉ lệ mắc nhiều hơn nữ giới khoảng 80%.
Về tỉ lệ giới tính, đây có thể là do liên quan đến những thói quen sinh hoạt và ăn uống khiến tỉ lệ mắc ung thư thực quản càng gia tăng hơn. Chẳng hạn như thói quen sử dụng rượu và hút thuốc.
Bên cạnh đó, những người đang phải đối mặt với một số căn bệnh như: Trào ngược dạ dày – thực quản; viêm thực quản mạn tính do trào ngược; thực quản Barette… đều có nguy cơ cao dẫn tới ung thư thực quản.

Hình ảnh ung thư thực quản.
Dù rằng hiện nay y học đã có những tiến bộ rất lớn, nhưng việc điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này vẫn còn là thách thức, bởi bệnh này thường chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn.
Do đó, vệc chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư thực quản sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho bệnh nhân.
2. Bệnh có biểu hiện như thế nào?
Khi khối u mới ở giai đoạn khu trú, người bệnh sẽ có tình trạng như rối loạn khi nuốt. Cảm giác nghẹn có thể sẽ xuất hiện nhiều hoặc ít. Nếu ở giai đoạn này người bệnh chủ quan không đi khám để phát hiện bệnh và điều trị, thì chỉ sau khoảng vài tháng khối u sẽ phát triển nhanh chóng, triệu chứng nuốt nghẹn sẽ tăng lên dần và kéo dài.
Dẫu vậy, thì ở một số trường hợp, bệnh nhân có thể không có các triệu chứng này bởi khối u tiên phát chỉ xâm lấn vào những tổ chức lân cận chứ không xâm lấn vào thực quản. Hơn nữa, do đặc điểm cấu tạo đặc biệt của thực quản là một ống cơ trơn có khả năng co giãn nên triệu chứng nuốt nghẹn thường xuất hiện muộn, không đặc hiệu.
Với giai đoạn muộn, khối u sẽ gia tăng kích thước làm chèn ép làm hẹp lòng thực quản, lúc này thì triệu chứng nôn sẽ bắt đầu xuất hiện. Tình trạng này có thể xảy ra trong bữa ăn ngay sau khi ăn. Chất nôn là thức ăn vừa mới ăn vào, có thể không có lẫn dịch vị hoặc có vài tia máu nhỏ đi kèm.
Bên cạnh đó, mọi người cũng nên chú ý những biểu hiện khác như:
- Tiết nhiều nước bọt
- Ho
- Nấc
- Đau tức ngực, đau sau xương ức
- Hơi thở có mùi hôi
- Sặc
- Khàn tiếng
- Sút cân nhanh…
3. Biện pháp nào điều trị ung thư thực quản?
Hiện nay, điều trị ung thư thực quản yêu cầu sự phối hợp của nhiều chuyên ngành cùng chăm sóc nâng cao cho bệnh nhân. Tùy vị trí, kích thước khối u cũng như giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị ung thư thực quản hợp lý.
3.1. Biện pháp phẫu thuật:
Đây là phương pháp chính được sử dụng hầu hết trong điều trị ung thư thực quản, giúp loại bỏ những khối u trong thực quản. Tùy vào tình trạng bệnh cũng như giai đoạn phát triển của khối u mà các bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định phẫu thuật khác nhau.
Trong giai đoạn sớm, khối u chưa xâm lấn tới lớp cơ, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cắt hớt niêm mạc nội soi, laser hoặc quang đông. Phẫu thuật cắt thực quản làm ống cuốn dạ dày sẽ được chỉ định cho những tổn thương chưa xâm lấn ra ngoài thành thực quản và chưa có di căn hạch. Khi đã có xâm lấn hoặc di căn, bác sĩ có thể sẽ kết hợp thêm hóa xạ trị bên cạnh phẫu thuật.
3.2. Biện pháp xạ trị:
Bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp xạ trị đơn độc hoặc kết hợp với hóa chất để thay cho phương pháp phẫu thuật. Thường là với trường hợp khối u ở vị trí khó can thiệp bằng phẫu thuật hoặc khối u quá lớn.
Thường thì xạ trị đơn thuần ít được sử dụng để điều trị ung thư thực quản vì hiệu quả thấp hơn hóa trị liệu. Dù vậy thì phương pháp này vẫn được sử dụng kết hợp với phẫu thuật cùng hóa trị và cho hiệu quả không tồi trong cải thiện triệu chứng cũng như kiểm soát khối u tại chỗ.
3.3. Biện pháp hóa trị:
Hoa trị sẽ được áp dụng với các giai đoạn bệnh tiến xa hoặc di căn. Tùy từng trường hợp bệnh mà hóa trị được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật ở những người bị ung thư thực quản. Phương pháp này thường được kết hợp cùng xạ trị trong trường hợp khối u của người bệnh đã lan rộng ra khỏi thực quản, hóa trị có thể được sử dụng đơn độc để giúp làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng gây ra bởi ung thư.
3.4. Biện pháp laser:
Phương pháp này sử dụng ánh sáng năng lượng cao để triệt tiêu tế bào ung thư. Biện pháp này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào trong vùng điều trị, có tác dụng phá hủy khối u, giúp giải phóng tắc nghẽn thực quản, làm giảm triệu chứng nghẹn, khó nuốt cho bệnh nhân.
3.5. Biện pháp quang động học:
Đây là biện pháp sử dụng thuốc đặc hiệu, chỉ tế bào ung thư mới hấp thụ khi chiếu một loại ánh sáng đặc biệt vào vùng tế bào này. Các thuốc sẽ hoạt động và tiêu diệt tế bào ung thư, giúp bệnh nhân giảm triệu chứng khó nuốt.
3.6. Sử dụng thuốc nam:
4. Chăm sóc cho bệnh nhân ung thư thực quản
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và điều trị thể trạng cho bệnh nhân thì việc chuẩn bị tinh thần và tâm lý cho bệnh nhân cũng là yếu tố vô cùng quan trọng trong điều trị. Hầu hết bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc ung thư đều sẽ rơi vào một tâm trạng khủng hoảng, tuyệt vọng…
Khi này, việc tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho người bệnh giúp họ vượt qua được sự khủng hoảng tâm lý và tạo cho họ niềm tin, quyết tâm nỗ lực đấu tranh với bệnh tật.
Kể cả sau khi điều trị, bệnh nhân vẫn cần được theo dõi chặt chẽ do khả năng tái phát và di căn xa nhanh của ung thư thực quản. Ngoài khám bệnh định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ thì cần theo dõi các triệu chứng: Cân nặng, nuốt nghẹn, đau.
5. Cách nào để phòng bệnh?
- Bỏ thói quen hút thuốc lá, không lạm dụng bia rượu hay các chất kích thích khác…
- Nên sử dụng nhiều các thực phẩm sạch và tươi như rau củ, trái cây trong bữa ăn hàng ngày.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý
- Khi có một trong các triệu chứng nêu trên, cần đi khám bệnh để được chẩn đoán đúng.
Hỗ trợ điều trị ung thư thực quản với thảo dược:
Dù vậy, việc điều trị ung thư thực quản bằng các phương pháp trên không phải lúc nào cũng phù hợp với tất cả thể trạng của các bệnh nhân bởi những tác dụng phụ mà chúng gây ra cho người bệnh như: mệt mỏi, đau đơn, thậm chí là bỏng một số vị trí khi xạ trị. Do đó hiện nay, nhiều người lựa chọn sử dụng phương pháp dùng thảo dược để hỗ trợ điều trị ung thư phổi.
Trên thực tế, người xưa đã biết vận dụng các loại thảo dược xung quanh để kết hợp và tạo ra bài thuốc giúp điều trị u nhọt. Vận dụng và phát triển từ các bài thuốc cổ truyền của cha ông, Hợp tác xã thuốc nam đã nghiên cứu, điều chế và hỗ trợ thành công nhiều bệnh nhân điều trị ung thư thực quản ổn định tình trạng bệnh, qua đó giúp họ teo giảm kích thước khối u và kéo dài sự sống.
Phản hồi của bác Đinh Văn Trung sau khi điều trị ung thư thực quản ổn định
Xem thêm: Thuốc nam cho bệnh nhân ung thư – lời kể của người chiến thắng
Lời nhắn nhủ của chúng tôi gửi đến quý bạn,
“Sự tin tưởng, đồng hành của người bệnh, là nền tảng vững chắc để chúng tôi tiếp tục cống hiến, phát huy tinh hoa của bản người Dao, đem đến những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống, Sức khỏe là thứ vô giá nhất của con người, một khi đã bị mài mòn rồi rất khó để hồi phục nguyên vẹn.”
Xin hãy chăm sóc sức khỏe của bản thân!
HỢP TÁC XÃ THUỐC NAM HỌ LÝ BA VÌ
Nối nghiệp truyền thống cha ông, lưu giữ tinh hoa Ba Vì
Địa chỉ: Thôn Yên Sơn – xã Ba Vì – huyện Ba Vì – TP. Hà Nội
Hotline: 0365.770.551 – 0816.210.551
Facebook: Đông y gia truyền họ Lý Ba Vì